DÂY NỐI ĐẤT (TE) GIÚP GIẢM DÒNG RÒ BAO NHIÊU LẦN? 


    Chắc bạn đã nghe rất nhiều về dây nối đất, nhưng liệu bạn đã hiểu và đánh giá đúng vai trò quan trọng của dây Te cho sự An Toàn Điện nhà bạn. Hãy cũng chúng tôi phân tích nhé.

Nối đất là gì? Tại sao phải nối đất trong hệ thống điện? Tại sao phải nối đất dây trung tính? Nguyên tắc nối đất vỏ thiết bị điện như thế nào? Cách nối đất bảo vệ thế nào hiệu quả nhất.

1. Nối đất là gì?

Nối đất hay còn gọi là tiếp địa, hoặc tiếp đất là làm cách nào đó có 1 đường dây từ vỏ kim loại của các thiết bị điện trong nhà bạn, dẫn xuống đất.

Ví dụ 1: dây Te từ thang máng cáp, vỏ tủ điện, vỏ động cơ điện, máy điện… gom về với nhau, từ đó đi 1 dây chung xuống đất.

Ví dụ 2: Ổ cắm điện 3 chấu, thì có 1 chấu sẽ được nối đất khi thi công lắp đặt, thiết bị bạn sử dụng là chui 3 cực thì sẽ hoàn toàn thích hợp và an toàn,nếu chỉ có 2 cực (ở VN hay dung) thì nên nối 1 dây từ vỏ thiết bị (máy giặt, tủ lạnh) xuống nền.

2. Tại sao phải nối đất thiết bị?

Ý nghĩa đầu tiên và cũng là to lớn nhất của nối đất bảo vệ thiết bị là để đảm bảo sự an toàn cho người sử dụng điện.

Ở Việt Nam việc có cách nối đất bảo vệ ngôi nhà của mình thì chưa được quá chú trọng. Trong trường hợp có những cơn bão lớn, sét đánh hay chập điện thì thiệt hại có thể là rất lớn.

Nói nôm na dễ hiểu: Khi được nối đất, nếu có dòng điện rò ra vỏ thiết bị, dòng điện sự cố đó qua người giảm được xấp xỉ 250 lần. 1 con số rất ấn tượng chỉ bằng 1 thao tác thêm 1 dây nối đất khi lắp đặt.

So với điện trở của cơ thể con người thì điện trở của dây tiếp đất nhỏ hơn rất nhiều vì vậy dòng điện sự cố sẽ truyền xuống đất (Id trong hình), còn lại dòng qua người (Is trong hình) nhỏ hơn. 

Nối đất bảo vệ chạm điện ra vỏ

(Hình ảnh: Hướng dẫn Thiết Kế Điện Tiêu Chuẩn IEC)

3. Cách nối đất bảo vệ thiết bị an toàn, đơn giản

Tùy vào tính chất công trình của bạn thuộc hệ thống cấp điện nào để có hệ thống nối đất tương ứng, cụ thể:

Nếu nhà riêng, nhà hàng, quán café…nguồn 1 pha hoặc 3 pha điện lực cấp đến (sơ đồ TT) thì “bãi tiếp địa” nhà bạn chỉ cần 1 cọc sắt đóng xuống là được. Sau đó nối dây (nên là màu Te để dễ dàng nhận biết) từ cọc đến điểm gom chung các dây Te từ ổ cắm (vỏ thiết bị) về. Kết hợp tại nguồn tủ điện nhà, bạn lắp 1 CB chống rò.

Nếu là công trình văn phòng, khách sạn…có máy biến áp riêng, thường hệ thống nối đất TN-S, theo TCVN điện trở bãi tiếp địa nhỏ hơn 4 Ohm. Đơn vị Tư Vấn Thiết Kế sẽ thể hiện số cọc đồng cần đóng hoặc khoan giếng để đạt được điện trở đó.


Bản vẽ một bãi nối đất (Nguồn: Cơ Điện Dương Gia)